Ngày 24/5/2024, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 58/2024/NĐ-CP về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp.
BẢNG TÓM TẮT MỘT SỐ QUY ĐỊNH MỚI CỦA NGHỊ ĐỊNH 58/2024/NĐ-CP VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ TRONG LÂM NGHIỆP
STT | NỘI DUNG | NGHỊ ĐỊNH 58/2024/NĐ-CP | CÁC QUY ĐỊNH CŨ |
I | CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI RỪNG ĐẶC DỤNG: | ||
1 | Cấp kinh phí bảo vệ rừng đặc dụng: |
Tại Điều 5, Nghị định 58: - Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ: 150.000 đ/ha/năm trên tổng diện tích rừng đặc dụng được giao, ngoài kinh phí sự nghiệp thường xuyên cho các hoạt động của bộ máy ban quản lý rừng. - Cộng đồng dân cư, các đối tượng khác theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 8 Luật Lâm nghiệp: 500.000 đ/ha/năm trên tổng diện tích rừng được giao. - Kinh phí bảo vệ rừng đối với xã khu vực II, III bằng 1,2 lần mức bình quân. |
Quyết định 24/2012/QĐ-TTg: - Ban quản lý rừng đặc dụng: 100.000 đ/ha/năm trên tổng diện tích rừng đặc dụng được giao (chưa quy định đối với rừng đặc dụng do BQL rừng phòng hộ quản lý). - Chưa có quy định hỗ trợ bảo vệ rừng đặc dụng đối với nhóm đối tượng là cộng đồng dân cư, các đối tượng khác. - Chưa có quy định riêng đối với xã khu vực II, III. |
2 | Cấp kinh phí khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung thuộc quy hoạch rừng đặc dụng | Tại Điều 6, Nghị định 58: - Chủ rừng là tổ chức, cộng đồng dân cư: + Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên: mức kinh phí bình quân 1.000.000 đồng/ha/năm trong thời gian 6 năm. + Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung: mức kinh phí bình quân 2.000.000 đồng/ha/năm trong 3 năm đầu và 1.000.000 đồng/ha/năm cho 3 năm tiếp theo. |
Quyết định 809/QĐ-TTg về Chương trình phát triển LNBV (dẫn chiếu Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg) quy định: + Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên: Mức hỗ trợ 03 triệu đồng/ha/6 năm mức cụ thể do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định. + Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung: Mức hỗ trợ tối đa 1,6 triệu đồng/ha/năm trong 3 năm đầu và 600 nghìn đồng/ha/năm cho 3 năm tiếp theo. |
3 | Đầu tư trồng rừng, nuôi dưỡng rừng tự nhiên, làm giàu rừng đặc dụng | Tại Điều 7, Nghị định 58: - Đối tượng: Chủ rừng là tổ chức, cộng đồng dân cư thực hiện trồng rừng, nuôi dưỡng rừng tự nhiên, làm giàu rừng đặc dụng. - Mức đầu tư: Theo định mức kinh tế kỹ thuật, thiết kế, dự toán công trình lâm sinh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. |
Quyết định 24/2012/QĐ-TTg, Quyết định 809/QĐ-TTg: Chưa có quy định này. |
4 | Hỗ trợ kinh phí để phát triển sinh kế, cải thiện đời sống người dân vùng đệm của các khu rừng đặc dụng | Tại Điều 8, Nghị định 58: Đối tượng và mức hỗ trợ: cộng đồng dân cư thuộc vùng đệm của khu rừng đặc dụng được hỗ trợ bình quân là 50.000.000 đồng/cộng đồng dân cư/năm. |
Quyết định 24/2012/QĐ-TTg: Hỗ trợ đầu tư cho cộng đồng dân cư thôn bản vùng đệm để đồng quản lý rừng đặc dụng; mức hỗ trợ mỗi thôn bản là 40 triệu đồng/thôn, bản/năm. |
II | CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI RỪNG PHÒNG HỘ | ||
1 | Cấp kinh phí bảo vệ rừng phòng hộ | Tại Điều 9, Nghị định 58: - Ban quản lý rừng phòng hộ: 500.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng phòng hộ được giao ngoài kinh phí sự nghiệp thường xuyên cho các hoạt động của bộ máy ban quản lý rừng - Ban quản lý rừng đặc dụng: 150.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng đặc dụng được giao - Doanh nghiệp nhà nước: 500.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng được giao - Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư: 500.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng được giao - Ủy ban nhân dân cấp xã đang quản lý diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê: 150.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng được giao - Các đối tượng khác theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 8 Luật Lâm nghiệp: 500.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng được giao. - Kinh phí bảo vệ rừng đối với xã khu vực II, III bằng 1,2 lần mức bình quân. |
- Chưa có quy định về cấp kinh phí bảo vệ rừng PH cho BQL rừng phòng hộ. - Chưa có quy định về cấp kinh phí bảo vệ rừng PH cho BQL rừng đặc dụng. - Chưa có quy định về cấp kinh phí bảo vệ rừng PH cho đối tượng này. - Hộ gia đình, cộng đồng dân cư ở xã Khu vực II, III bảo vệ rừng phòng hộ là rừng tự nhiên được giao: 400.000 đ/ha/năm theo Tiểu dự án 1, Dự án 3, QĐ 1719 (chiếu dẫn Nghị định 75/2015/NĐ-CP). - Ủy ban nhân dân cấp xã bảo vệ rừng tại cơ sở: 100.000 đ/ha/năm theo Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững tại QĐ 809/QĐ-TTg (chiếu dẫn mức hỗ trợ theo QĐ 07/2012/QĐ-TTg). - Chưa có quy định về cấp kinh phí bảo vệ rừng PH cho đối tượng này. - Chưa có quy định này. |
2 | Cấp kinh phí khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung thuộc quy hoạch rừng phòng hộ | Tại Điều 10, Nghị định 58: - Đối tượng: chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư: + Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên: mức kinh phí bình quân 1.000.000 đồng/ha/năm trong thời gian 6 năm. + Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung: mức kinh phí bình quân 2.000.000 đồng/ha/năm trong 3 năm đầu và 1.000.000 đồng/ha/năm cho 3 năm tiếp theo. |
Quyết định 809/QĐ-TTg về Chương trình phát triển LNBV (dẫn chiếu Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ) quy định: - Đối tượng: chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư: + Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên: Mức hỗ trợ 03 triệu đồng/ha/6 năm mức cụ thể do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định. + Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung: Mức hỗ trợ tối đa 1,6 triệu đồng/ha/năm trong 3 năm đầu và 600 nghìn đồng/ha/năm cho 3 năm tiếp theo. |
3 | Đầu tư trồng rừng, nuôi dưỡng rừng tự nhiên, làm giàu rừng phòng hộ | Tại Điều 11, Nghị định 58: - Đối tượng: chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thực hiện trồng rừng, nuôi dưỡng rừng tự nhiên, làm giàu rừng phòng hộ. - Mức đầu tư: theo định mức kinh tế kỹ thuật, thiết kế, dự toán công trình lâm sinh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. |
Chưa có quy định này |
III | CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI RỪNG SẢN XUẤT | ||
1 | Hỗ trợ kinh phí bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng | Tại Điều 12, Nghị định 58: - Ban quản lý rừng đặc dụng: 150.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên được giao. - Ban quản lý rừng phòng hộ: 150.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên được giao. - Doanh nghiệp nhà nước được Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên trước ngày 01 tháng 01 năm 2019: 500.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên được giao - Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư: 500.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên được giao - Ủy ban nhân dân cấp xã đang quản lý diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê: 150.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên được giao. - Các đối tượng khác theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 8 Luật Lâm nghiệp: 500.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên được giao. - Kinh phí bảo vệ rừng đối với xã khu vực II, III bằng 1,2 lần mức bình quân. |
Quyết định 809/QĐ-TTg: - Ban quản lý rừng đặc dụng: 100.000 đồng/ha/năm. - Ban quản lý rừng phòng hộ: 100.000 đồng/ha/năm. Tổ chức được giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên: 300.000 đồng/ha/năm. - Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư: 300.000 đồng/ha/năm. - Ủy ban nhân dân cấp xã: 100.000 đồng/ha/năm. - Không có quy định riêng cho nhóm đối tượng này, mà gom chung một nhóm là “tổ chức”. - Không có quy định này. |
2 | Hỗ trợ khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung thuộc quy hoạch rừng sản xuất là rừng tự nhiên | Tại Điều 13, Nghị định 58: - Đối tượng: chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sinh sống ổn định tại xã biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của Thủ tướng Chính phủ thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung thuộc quy hoạch rừng sản xuất là rừng tự nhiên. - Mức hỗ trợ bình quân 8.000.000 đồng/ha. Chi phí lập hồ sơ thiết kế, dự toán khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung được xác định bằng dự toán được duyệt; kinh phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung là 7% trên tổng kinh phí chi cho khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung hằng năm. |
Nghị định 75/2015/NĐ-CP, Quyết định 38/2016/QĐ-TTg: - Mức hỗ trợ tối đa 1,6 triệu đồng/ha/năm trong 3 năm đầu và 600 nghìn đồng/ha/năm cho 3 năm tiếp theo. |
3 | Hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ | Tại Điều 14, Nghị định 58: 1. Đối tượng: chủ rừng là hộ gia đình người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư đang sinh sống ổn định tại xã biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của Thủ tướng Chính phủ thực hiện trồng rừng sản xuất, trồng cây lâm sản ngoài gỗ trên diện tích đất được giao, được cho thuê thuộc quy hoạch đất rừng sản xuất. 2. Mức hỗ trợ: a) Hỗ trợ một lần bình quân 15.000.000 đồng/ha/chu kỳ để mua cây giống, vật tư, phân bón đối với trồng cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ theo chu kỳ kinh doanh của loài cây trồng. b) Hỗ trợ chi phí cho công tác khuyến lâm: 500.000 đồng/ha/4 năm (1 năm trồng và 3 năm chăm sóc). c) Hỗ trợ một lần chi phí khảo sát, thiết kế; chi phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu theo dự toán được duyệt. |
Nghị định 75/2015/NĐ-CP, Quyết định 38/2016/QĐ-TTg 1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc được quy hoạch là rừng sản xuất. 2. Mức hỗ trợ từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng/ha để mua cây giống, phân bón và chi phí một phần nhân công bằng tiền đối với trồng cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ tùy theo chu kỳ kinh doanh của loài cây trồng theo thiết kế - dự toán. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và thiết kế - dự toán. Hỗ trợ chi phí cho công tác khuyến lâm: 500.000 đồng/ha/4 năm 500.000 đồng/ha/04 năm. Hỗ trợ một lần chi phí khảo sát, thiết kế, ký kết hợp đồng trồng rừng: 300.000 đồng/ha. chi phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu 7%. |
4 | Hỗ trợ tín dụng đầu tư trồng rừng gỗ lớn | Tại Điều 15, Nghị định 58: - Đối tượng: chủ rừng là doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân trồng rừng gỗ lớn trên diện tích đất lâm nghiệp được giao, được thuê. - Mức hỗ trợ: + Đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân: bằng chênh lệch lãi suất vay thương mại so với lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước, tính trên số vốn vay dư nợ thực tế tại thời điểm xem xét hỗ trợ (không quá 70% tổng vốn vay tại ngân hàng thương mại;tối đa 12 năm). +Đối với chủ rừng là doanh nghiệp: Được hưởng chính sách hỗ trợ đầu tư; trình tự, thủ tục về hỗ trợ đầu tư thực hiện theo quy định của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và các quy định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. |
Nghị định 75/2015/NĐ-CP - Đối tượng: Hộ gia đình trồng rừng sản xuất, phát triển lâm sản ngoài gỗ được Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho vay không có tài sản bảo đảm phần giá trị đầu tư còn lại . - Hạn mức vay: Tối đa là 15.000.000 đồng/ha. Thời hạn cho vay: Từ khi trồng đến khi khai thác chính theo chu kỳ kinh doanh của loài cây trồng nhưng không quá 20 năm. Mức vay và thời gian vay cụ thể do ngân hàng và khách hàng tự thỏa thuận phù hợp với quy định tại Nghị định này. |
5 | Hỗ trợ kinh phí xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững | Tại Điều 16, Nghị định 58: - Đối tượng: chủ rừng có rừng trồng sản xuất, trừ chủ rừng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Mức hỗ trợ và hình thức hỗ trợ: + Mức hỗ trợ: hỗ trợ một lần xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững tối đa 400.000 đồng/ha. + Hình thức hỗ trợ: hỗ trợ sau đầu tư. |
Quyết định 38/2016/QĐ-TTg: - Hỗ trợ một lần cấp chứng chỉ rừng bền vững cho các doanh nghiệp, cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình: 70% chi phí, tối đa không quá 300.000 đồng/ha quy mô tối thiểu 100 ha trở lên (cho rừng tự nhiên, rừng trồng) |
6 | Hỗ trợ đầu tư xây dựng đường lâm nghiệp và đường băng cản lửa tại những khu rừng sản xuất | Tại Điều 17, Nghị định 58: 1. Xây dựng đường lâm nghiệp - Đối tượng, điều kiện hỗ trợ: khu vực trồng rừng sản xuất có quy mô tập trung từ 500 ha trở lên; - Mức hỗ trợ đầu tư xây dựng đường lâm nghiệp tối đa 450.000.000 đồng/km; 2. Xây dựng đường băng cản lửa - Đối tượng, điều kiện hỗ trợ: đường băng cản lửa tại khu rừng sản xuất có quy mô tập trung từ 500 ha trở lên; - Mức hỗ trợ đầu tư xây dựng đường băng cản lửa tối đa 100.000.000 đồng/km; |
Quyết định 38/2016/QĐ-TTg: - Đường lâm nghiệp: Khu vực trồng rừng sản xuất nguyên liệu tập trung, có quy mô diện tích từ 500 ha trở lên, mức hỗ trợ tối đa 20 mét đường/ha được hỗ trợ đầu tư đường lâm nghiệp với mức không quá 450 triệu đồng/km các ngầm qua suối được cứng hóa bằng bê tông. Việc quản lý đầu tư, xây dựng đường lâm nghiệp thực hiện theo quy định hiện hành. - Đường ranh phòng chống cháy rừng (đường ranh cản lửa): a) Tiêu chuẩn hỗ trợ: Đường ranh phòng chống cháy rừng kết hợp làm đường vận xuất, vận chuyển cây giống, vật tư, trong nội vùng dự án được quy hoạch với mức 15-20 mét đường/ha. Khi xây dựng Dự án hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất phải quy hoạch hệ thống đường ranh phòng, chống cháy rừng; quy hoạch phải có sự tham gia của các chủ rừng (bao gồm cả chủ rừng nhận khoán đất trồng rừng) trong vùng dự án. Đối với các dự án trồng rừng sản xuất trước đây chưa được hỗ trợ đường ranh phòng, chống cháy rừng thì được phép quy hoạch bổ sung và nhận hỗ trợ theo Quyết định này. b) Mức hỗ trợ đầu tư là 30 triệu đồng/km, trong đó hỗ trợ 25 triệu đồng/km để đầu tư xây dựng các hạng mục của tuyến đường; phần còn lại sử dụng để duy tu, bảo dưỡng trong cả chu kỳ trồng rừng |
7 | Hỗ trợ đầu tư phát triển hợp tác, liên kết trồng rừng sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ lâm sản | Tại Điều 18, Nghị định 58: 1. Đối tượng áp dụng: chủ rừng hợp tác, liên kết với doanh nghiệp chế biến, thương mại lâm sản. 2. Điều kiện để được hỗ trợ: Các bên tham gia liên kết được hỗ trợ phải đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Các bên tham gia hợp tác, liên kết có hợp đồng, dự án liên kết trồng rừng sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ lâm sản theo quy định tại các Điều 4, 5 và 6 Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển, hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản; b) Dự án liên kết gắn trồng rừng sản xuất với chế biến, tiêu thụ lâm sản phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương; c) Thời gian liên kết tối thiểu là 7 năm. |
|
IV | MỘT SỐ CHÍNH SÁCH CHUNG VỀ BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN RỪNG VÀ CHẾ BIẾN LÂM SẢN | ||
1 | Khoán bảo vệ rừng | Tại Điều 19, Nghị định 58: Mức kinh phí khoán bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên từ ngân sách nhà nước bình quân 500.000 đồng/ha/năm. Đối với diện tích rừng thuộc xã khu vực II, III bằng 1,2 lần mức bình quân |
Nghị định 75/2015/NĐ-CP, QĐ 809/QĐ-TTg Mức kinh phí khoán: 300.000 đồng - 400.000 đ/ha/năm (xã khu vực I khoán theo QĐ 809/QĐ-TTg là 300.000 đ/ha/năm). |
2 | Kinh phí chữa cháy rừng | Tại Điều 20, Nghị định 58: 1. Đối tượng: a) Chủ rừng theo quy định Điều 8 của Luật Lâm nghiệp; b) Ủy ban nhân dân cấp xã đang quản lý diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê; c) Cơ quan Kiểm lâm các cấp, các cơ quan, tổ chức, cá nhân và các lực lượng tham gia chữa cháy rừng. 2. Nội dung và mức chi: a) Chi tiền ăn đối với các lực lượng và những người tham gia chữa cháy rừng (bao gồm cả người hưởng lương và người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước) theo lệnh điều động, huy động của người có thẩm quyền tối đa bằng 0,4 ngày lương tối thiểu vùng/suất ăn; b) Người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy rừng và phục vụ chữa cháy rừng theo lệnh điều động, huy động được hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy. Thời gian chữa cháy rừng được tính kể từ khi người tham gia chữa cháy rừng nhận được lệnh điều động, huy động tham gia chữa cháy đến khi đám cháy được dập tắt và có thông báo kết thúc thời gian chữa cháy của người có thẩm quyền huy động; Khi chữa cháy rừng ở cách xa nơi cư trú, không có điều kiện đi, về hằng ngày thì được cấp huy động bố trí nơi ăn, nghỉ, hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu xe một lần đi và về theo quy định chế độ công tác của Bộ Tài chính; được hỗ trợ tiền ăn theo mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. c) Chi cho việc mua nước uống cho người tham gia chữa cháy rừng, mua nhiên liệu (xăng, dầu), sửa chữa, bồi thường thiệt hại khi phương tiện, thiết bị được huy động, thuê để chữa cháy rừng. Đối với phương tiện, thiết bị của chủ sở hữu (trừ chủ rừng) được huy động tham gia chữa cháy rừng được thanh toán chi phí nhiên liệu, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại (nếu bị hư hỏng) theo quy định hiện hành. |
|
3 | Trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng | Tại Điều 21, Nghị định 58: 1. Đối tượng và nội dung trợ cấp: hộ gia đình nghèo, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số tại xã khu vực II và III thực hiện bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung, trồng rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ, trồng rừng để thay đổi tập quán du canh du cư, thực hiện trồng rừng thay thế nương rẫy và đối tượng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định. 2. Mức trợ cấp: 15 kg gạo/khẩu/tháng trong thời gian chưa tự túc được lương thực. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối tượng được trợ cấp, mức trợ cấp, hình thức trợ cấp cụ thể theo diện tích, số khẩu phù hợp với thực tế của địa phương và thời gian trợ cấp nhưng tối đa 7 năm, đảm bảo các nguyên tắc sau: a) Mức trợ cấp gạo cho hộ gia đình thực hiện trồng rừng thay thế nương rẫy trong năm căn cứ vào diện tích trồng rừng thực tế và thời gian chưa tự túc được lương thực không quá 6 tháng nhưng tối đa không quá 450 kg/năm; b) Mức gạo trợ cấp cho hộ gia đình thực hiện bảo vệ và phát triển rừng trong năm căn cứ vào diện tích thực hiện bảo vệ và phát triển rừng và trong thời gian chưa tự túc được lương thực không quá 4 tháng nhưng tối đa không quá 300 kg/năm; c) Đối với hộ gia đình thực hiện tất cả hoạt động trồng rừng thay thế nương rẫy và hoạt động bảo vệ và phát triển rừng thì được hưởng theo mức trợ cấp cho hoạt động cao hơn; |
Nghị định 75/2015/NĐ-CP: Hộ gia đình nghèo tham gia trồng rừng quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Nghị định này thì được trợ cấp 15 kg gạo/khẩu/tháng hoặc bằng tiền tương ứng với giá trị 15 kg gạo/khẩu/tháng tại thời điểm trợ cấp trong thời gian chưa tự túc được lương thực. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức và thời gian trợ cấp, nhưng tối đa không quá 7 năm. |
4 | Hỗ trợ đầu tư cơ sở sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp | Tại Điều 22, Nghị định 58: 1. Đối tượng nhận hỗ trợ: tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp. 2. Nội dung hỗ trợ: a) Xây dựng rừng giống, vườn giống, vườn cây lâm nghiệp đầu dòng; b) Xây dựng trung tâm sản xuất giống cây rừng chất lượng cao; c) Xây dựng vườn ươm giống. 3. Mức hỗ trợ: a) Hỗ trợ 50% tổng mức đầu tư đối với một dự án hoặc công trình được quy định tại khoản 2 Điều này nhưng tối đa theo mức quy định tại các điểm b, c và d khoản này; b) Tối đa 55.000.000 đồng/ha đối với xây dựng rừng giống trồng mới có diện tích từ 2,0 ha trở lên, vườn giống trồng mới có diện tích từ 1,0 ha trở lên; tối đa 25.000.000 đồng/ha đối với xây dựng rừng giống chuyển hóa có diện tích từ 1,0 ha trở lên, vườn cây lâm nghiệp đầu dòng có diện tích từ 500 m2 trở lên; c) Tối đa 5.000.000.000 đồng đối với một dự án hoặc công trình xây dựng trung tâm sản xuất giống cây rừng chất lượng cao có quy mô sản xuất tối thiểu 1 triệu cây/năm; d) Tối đa 300.000.000 đồng đối với một dự án hoặc công trình xây dựng mới vườn ươm giống cây lâm nghiệp bằng phương pháp nuôi cấy mô với diện tích đất xây dựng vườn ươm tối thiểu 0,5 ha. 4. Điều kiện hỗ trợ: có dự án đầu tư riêng hoặc được lập chung trong các dự án bảo vệ và phát triển rừng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. |
Quyết định 38/2016/QĐ-TTg: Điều 10. Hỗ trợ đầu tư trồng và quản lý rừng giống, vườn giống 1. Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng và duy trì việc quản lý, bảo vệ rừng giống, vườn giống. Trong đó Nhà nước (gồm doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức do Nhà nước thành lập) chỉ trực tiếp quản lý rừng giống, vườn giống có tầm quan trọng quốc gia với diện tích tối đa là 30% tổng diện tích được quy hoạch làm rừng giống, vườn giống; phần còn lại được giao, bán, khoán cho các thành phần kinh tế khác quản lý kinh doanh theo quy định của pháp luật. 2. Rừng giống, vườn giống do các thành phần kinh tế quản lý phải nằm trong quy hoạch của cấp có thẩm quyền phê duyệt, được hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ban đầu theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Định mức hỗ trợ tối đa từ ngân sách nhà nước cho phần lâm sinh, xây dựng hạ tầng và trang thiết bị được quy định cụ thể như sau: a) Không quá 55 triệu đồng/ha đối với vườn giống được trồng mới. b) Không quá 40 triệu đồng/ha đối với rừng giống được trồng mới. c) Không quá 15 triệu đồng/ha đối với rừng giống được chuyển hóa. d) Ngoài mức hỗ trợ nêu trên còn được hỗ trợ 300.000 đồng/ha/năm để chi phí quản lý bảo vệ rừng giống, vườn giống; thời hạn hỗ trợ không quá 5 năm. |
5 | Hỗ trợ trồng cây phân tán | Tại Điều 23, Nghị định 58: 1. Đối tượng: tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tham gia trồng cây phân tán. 2. Mức hỗ trợ: bình quân 15.000.000 đồng/ha trồng cây phân tán (quy đổi 1.000 cây/ha) để hỗ trợ mua cây giống, phân bón và chi phí một phần nhân công trồng, chăm sóc; tổ chức các hoạt động quản lý, kiểm tra, giám sát thực hiện trồng cây phân tán. 3. Hình thức hỗ trợ, tiêu chuẩn cây giống thực hiện theo kế hoạch trồng cây phân tán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 4. Điều kiện hỗ trợ: tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có đất và nhu cầu trồng cây phân tán. |
Quyết định 38/2016/QĐ-TTg. Đối tượng: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. -Mức Hỗ trợ: 5000.000đ/ha - 7000.000đ/ha (7000.000 đ/ha đối với xã Biên giới tại Thông tư 02/2018/TT-BKHĐT). Quy đổi 1000 cây/ha. |
6 | Hỗ trợ đầu tư Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao | Tại Điều 24, Nghị định 58: Doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư xây dựng, sản xuất kinh doanh và dịch vụ trong Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hưởng hỗ trợ về công nghệ, thông tin, tư vấn, phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, tham gia cụm liên kết ngành và chuỗi giá trị và trình tự, thủ tục hưởng hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. |
Quyết định 38/2016/QĐ-TTg: 1. Nhà nước hỗ trợ đầu tư 3 khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại 3 vùng miền Bắc, miền Trung và miền Nam. 2. Nội dung đầu tư: Nhà nước đầu tư hệ thống hạ tầng đồng bộ, đầu tư cơ sở nghiên cứu và phát triển (R&D), các trang thiết bị phục vụ nghiên cứu. 3. Các doanh nghiệp đầu tư vào khu lâm nghiệp công nghệ cao được hưởng ưu đãi và hỗ trợ theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ. |
7 | Những hoạt động mang tính chất chuyên ngành khác | Điều 25 Nghị định 58: 1. Nhà nước có chính sách đầu tư cho những hoạt động mang tính chất chuyên ngành khác, bao gồm: a) Theo dõi, giám sát diễn biến tài nguyên rừng và đa dạng sinh học; điều tra, kiểm kê rừng; kiểm tra, theo dõi, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện chiến lược, chương trình, đề án ngành lâm nghiệp; b) Quản lý thông tin về lâm nghiệp và cơ sở dữ liệu về rừng; c) Sưu tập tiêu bản thực vật rừng, động vật rừng; d) Nghiên cứu khoa học, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, khuyến lâm; đ) Xây dựng và triển khai phương án quản lý rừng bền vững rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên; e) Giao rừng, xác định ranh giới và cắm mốc ranh giới rừng; g) Duy trì và phát triển rừng giống, vườn thực vật quốc gia; h) Điều tra cơ bản về lâm nghiệp; i) Bảo vệ và cứu hộ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; k) Xây dựng, bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng phục vụ cho bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ theo quy định tại khoản 6 Điều 87 Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; l) Mua sắm, sửa chữa phương tiện, trang bị, thiết bị, công cụ hỗ trợ: bảo vệ rừng; phòng cháy và chữa cháy rừng; quan trắc, cảnh báo nguy cơ cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; m) Điều tra, thu thập và đánh giá nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp; xây dựng ngân hàng gen, dữ liệu nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp; nghiên cứu chọn, tạo, khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp; n) Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia. 2. Việc thực hiện các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này theo dự án, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, theo thứ tự ưu tiên phù hợp với khả năng ngân sách của ngành và địa phương. |
Điều 37. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 7 năm 2024.
2. Các văn bản, quy định sau đây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành:
“a) Chính sách bảo đảm cho đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư sinh sống phụ thuộc vào rừng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc;
d) Chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020 theo Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020;
đ) Chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng thực hiện theo Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ, trừ các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 3 của Quyết định này;
e) Chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông lâm nghiệp thực hiện theo Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ;
g) Chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu thực hiện theo Nghị định số 119/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ;
h) Đối với diện tích rừng tự nhiên của các công ty lâm nghiệp đóng cửa rừng được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí để bảo vệ. Mức hỗ trợ áp dụng quy định tại khoản 3 Điều 6 Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp;”
* Điều 38. Quy định chuyển tiếp (Nghị định 58)
1. Đối với các chương trình, dự án, hoạt động đầu tư đã được phê duyệt theo các văn bản pháp luật hiện hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục thực hiện theo chương trình, dự án đã được phê duyệt, mức đầu tư, hỗ trợ đầu tư, trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
2. Đối với chương trình, dự án, hoạt động đầu tư được xây dựng theo các văn bản pháp luật hiện hành đã nộp hồ sơ nhưng chưa được phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
>>> File Nghị định đính kèm