Nghị định số 91/2024/NĐ-CP Ngày 18/7/2024 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp
Ngày 18/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 91/2024/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp. Nghị định sửa đổi lần này về quan điểm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Phân cấp, phân quyền tối đa cho địa phương, chủ rừng được giao rừng quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý rừng bền vững; Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Quy chế quản lý rừng và phát huy giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng.
Trên cơ sở nội dung Nghị định, chúng tôi tóm tắt một số điểm mới để người đọc dễ nghiên cứu hơn toàn văn Nghị định, nhất là những người làm công tác lâm nghiệp.
Thứ nhất, Quản lý hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng
Quy định chi tiết các nội dung cụ thể của Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng và phân cấp thẩm quyền phê duyệt ở địa phương từ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Quy định cụ thể hơn lựa chọn tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng về : nội dung, thủ tục, cách thức thực hiện, tính điểm Chủ dự án thuê môi trường rừng không phải thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng trên diện tích thuê môi trường.
Khái niệm cụ thể “Dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất"
Về quản lý xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí là công trình thương mại, dịch vụ theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Về quản lý xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí là công trình thương mại, dịch vụ theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Quy định cụ thể về quản lý các hoạt động xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng. Là dự án đầu tư có sử dụng môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
Dự án có phần xây dựng thực hiện theo pháp luật về xây dựng (Nghị định 156/2018/NĐ-CP trước đây chưa có quy định cụ thể). Hướng tới quản lý rừng bền vững, có sự kiểm soát chặt chẽ thông qua quy định về quy mô, tỷ lệ phần trăm được phép xây dựng công trình trong các loại rừng và từng phân khu chức năng của khu rừng đặc dụng. Đồng bộ với quy định pháp luật về đất đai và xây dựng trong cấp phép xây dựng và quản lý công trình xây dựng.
Thứ hai, Điều chỉnh diện tích khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ
Nội dung, trình tự và thủ tục điều chỉnh diện tích khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ (tăng, giảm); chuyển loại khu rừng đặc dụng (vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài–sinh cảnh và khu bảo vệ cảnh quan). Tiêu chí phân khu chức năng của khu rừng đặc dụng; nội dung, trình tự, thủ tục điều chỉnh phân khu chức năng.
Thứ ba, về khai thác rừng quy định rõ hơn tỷ lệ khai thác đối với lâm sản ngoài gỗ trong rừng tự nhiên là tre, nứa được khai thác chọn không quá 30% với trữ lượng trên diện tích đưa vào khai thác và phân bố đều trong lô. Trong NĐ 156/2018/NND-CP đề cập chung chung không có quy định cụ thể.
Thứ tư, Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển loại rừng
Quy định cụ thể, đầy đủ về trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để tháo gỡ được vướng mắc của NĐ 156/2018/NND-CP là thống nhất, đồng bộ với trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất; Giao rừng, cho thuê rừng.
Thứ năm, Chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
Thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng. Do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, gồm rừng tự nhiên và rừng trồng; không phân biệt quy mô diện tích rừng.
Dự án đầu tư có đề xuất chuyển đổi mục đích sử dụng rừng thuộc thẩm quyền chấp thuận, quyết định của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; Văn bản chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư dự án đồng thời là chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng của dự án. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng Thủ tục hành chính: từ 50 ngày xuống 35 ngày. Tiêu chí dự án được chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tự nhiên rõ ràng và mở rộng hơn về đối tượng (bổ sung dự án Khu công nghiệp, cụm công nghiệp).
Thứ sáu, Công trình kết cấu hạ tầng bảo vệ và phát triển rừng
Việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng phải phù hợp với phương án quản lý rừng bền vững được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Không phải thực hiện quy định về quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
Thứ bảy, Chi trả dịch vụ môi trường rừng
Bổ sung quy định về điều tiết phù hợp cho diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Đối với diện tích rừng có số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng lớn hơn 2 lần mức hỗ trợ bình quân của ngân sách nhà nước cho khoán bảo vệ rừng, tùy theo đối tượng, UBND cấp tỉnh quyết định mức điều tiết phù hợp tại các lưu vực có số tiền chi trả bình quân 01 ha từ thấp nhất trở lên.
Bổ sung danh mục các cơ sở công nghiệp có sử dụng nước từ nguồn nước làm cơ sở để xác định cụ thể ngành nghề cơ sở công nghiệp có sử dụng nước để thực hiện nghĩa vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại Luật Lâm nghiệp. Quy định cụ thể về vị trí của các đơn vị kinh doanh du lịch có sử dụng dịch vụ môi trường rừng có vị trí nằm trong phạm vi khu rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng của chủ rừng hoặc có vị trí tiếp giáp với khu rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
Chi tiết file Nghị định 91/2024/NĐ-CP xem tại đây >>> File Nghị định
Ngày 18/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 91/2024/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp. Nghị định sửa đổi lần này về quan điểm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Phân cấp, phân quyền tối đa cho địa phương, chủ rừng được giao rừng quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý rừng bền vững; Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Quy chế quản lý rừng và phát huy giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng.
Trên cơ sở nội dung Nghị định, chúng tôi tóm tắt một số điểm mới để người đọc dễ nghiên cứu hơn toàn văn Nghị định, nhất là những người làm công tác lâm nghiệp.
Thứ nhất, Quản lý hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng
Quy định chi tiết các nội dung cụ thể của Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng và phân cấp thẩm quyền phê duyệt ở địa phương từ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Quy định cụ thể hơn lựa chọn tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng về : nội dung, thủ tục, cách thức thực hiện, tính điểm Chủ dự án thuê môi trường rừng không phải thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng trên diện tích thuê môi trường.
Khái niệm cụ thể “Dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất"
Về quản lý xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí là công trình thương mại, dịch vụ theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Về quản lý xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí là công trình thương mại, dịch vụ theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Quy định cụ thể về quản lý các hoạt động xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng. Là dự án đầu tư có sử dụng môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
Dự án có phần xây dựng thực hiện theo pháp luật về xây dựng (Nghị định 156/2018/NĐ-CP trước đây chưa có quy định cụ thể). Hướng tới quản lý rừng bền vững, có sự kiểm soát chặt chẽ thông qua quy định về quy mô, tỷ lệ phần trăm được phép xây dựng công trình trong các loại rừng và từng phân khu chức năng của khu rừng đặc dụng. Đồng bộ với quy định pháp luật về đất đai và xây dựng trong cấp phép xây dựng và quản lý công trình xây dựng.
Thứ hai, Điều chỉnh diện tích khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ
Nội dung, trình tự và thủ tục điều chỉnh diện tích khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ (tăng, giảm); chuyển loại khu rừng đặc dụng (vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài–sinh cảnh và khu bảo vệ cảnh quan). Tiêu chí phân khu chức năng của khu rừng đặc dụng; nội dung, trình tự, thủ tục điều chỉnh phân khu chức năng.
Thứ ba, về khai thác rừng quy định rõ hơn tỷ lệ khai thác đối với lâm sản ngoài gỗ trong rừng tự nhiên là tre, nứa được khai thác chọn không quá 30% với trữ lượng trên diện tích đưa vào khai thác và phân bố đều trong lô. Trong NĐ 156/2018/NND-CP đề cập chung chung không có quy định cụ thể.
Thứ tư, Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển loại rừng
Quy định cụ thể, đầy đủ về trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để tháo gỡ được vướng mắc của NĐ 156/2018/NND-CP là thống nhất, đồng bộ với trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất; Giao rừng, cho thuê rừng.
Thứ năm, Chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
Thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng. Do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, gồm rừng tự nhiên và rừng trồng; không phân biệt quy mô diện tích rừng.
Dự án đầu tư có đề xuất chuyển đổi mục đích sử dụng rừng thuộc thẩm quyền chấp thuận, quyết định của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; Văn bản chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư dự án đồng thời là chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng của dự án. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng Thủ tục hành chính: từ 50 ngày xuống 35 ngày. Tiêu chí dự án được chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tự nhiên rõ ràng và mở rộng hơn về đối tượng (bổ sung dự án Khu công nghiệp, cụm công nghiệp).
Thứ sáu, Công trình kết cấu hạ tầng bảo vệ và phát triển rừng
Việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng phải phù hợp với phương án quản lý rừng bền vững được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Không phải thực hiện quy định về quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
Thứ bảy, Chi trả dịch vụ môi trường rừng
Bổ sung quy định về điều tiết phù hợp cho diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Đối với diện tích rừng có số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng lớn hơn 2 lần mức hỗ trợ bình quân của ngân sách nhà nước cho khoán bảo vệ rừng, tùy theo đối tượng, UBND cấp tỉnh quyết định mức điều tiết phù hợp tại các lưu vực có số tiền chi trả bình quân 01 ha từ thấp nhất trở lên.
Bổ sung danh mục các cơ sở công nghiệp có sử dụng nước từ nguồn nước làm cơ sở để xác định cụ thể ngành nghề cơ sở công nghiệp có sử dụng nước để thực hiện nghĩa vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại Luật Lâm nghiệp. Quy định cụ thể về vị trí của các đơn vị kinh doanh du lịch có sử dụng dịch vụ môi trường rừng có vị trí nằm trong phạm vi khu rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng của chủ rừng hoặc có vị trí tiếp giáp với khu rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
Chi tiết file Nghị định 91/2024/NĐ-CP xem tại đây >>> File Nghị định
Tuyết Đam