Đang tải...

Sản xuất giống cây trồng trồng đô thị cho hoa đẹp

Thứ sáu, 22/07/2022

   Ban Quản lý rừng phòng hộ Vĩnh Thạnh (sau đây viết tắt là BQLRPH) được chia tách từ Lâm trường Sông Kôn theo Quyết định thành lập số 25/QĐ-UBND ngày 15/01/2007 của UBND tỉnh Bình Định. Trụ sở làm việc đóng tại thị trấn Vĩnh Thạnh. Hiện nay BQLRPH được UBND tỉnh Bình định giao quản lý, bảo vệ và sử dụng 32.134,26 ha rừng và đất lâm nghiệp (30.176,67 ha rừng tự nhiên; 1.017,91 ha rừng trồng; 131,18 ha đất chưa có rừng) tại địa bàn 08 xã: Vĩnh Sơn, Vĩnh Kim, Vĩnh Hảo, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Hòa, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Quang, Vĩnh Thuận của huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.
Nhiệm vụ chính của BQLRPH quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng bền vững theo Quy chế Quản lý rừng bền vững trên diện tích đất đai, tài nguyên rừng được Nhà nước giao quản lý.
Tổng số viên chức, người lao động của BQLRPH gồm 57 người. (Thạc sỹ 03 người, Đại học 21 người, Cao đẳng 02 người, Trung cấp 13 người, Công nhân kỹ thuật 18 người).
Cơ cấu tổ chức: Ban lãnh đạo 03 người; Bộ phận nghiệp vụ: 08 người (Kỹ thuật lâm nghiệp 04 người; Hành chính tổng hợp 04 người); Lực lượng Chuyên trách BVR 46 người (Đội cơ động 05 người, Các Trạm, chốt QLBVR (9 trạm, 10 chốt): 41 người).
Ngoài nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, sử dụng rừng của đơn vị thì nhiệm vụ phát triển rừng cũng là nhiệm vụ chính trị rất quan trọng, góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, phát triển tài nguyên rừng bền vững, đóng góp vào vai trò quan trọng phòng hộ đầu nguồn cho tỉnh Bình Định. Tổng diện tích rừng trồng BQLRPH quản lý hiện nay 1.018 ha, trong đó các loài cây trồng chính đã thành rừng bao gồm cây Sao đen, thông Caribe. Diện tích còn lại 100 ha đang rừng trồng là cây phù trợ Keo lai, BQLRPH tiếp tục thực hiện trồng hỗn giao cây bản địa, dự kiến đến năm 2025 hoàn thành nhằm đảm bảo cho chức năng phòng hộ bền vững.
Đối với công tác sản xuất giống lâm nghiệp, BQLRPH có 01 vườn ươm giao Bộ phận kỹ thuật lâm nghiệp phụ trách, diện tích vườn 01 ha, trang bị đầy đủ cơ sở hạ tầng đảm bảo điều kiện làm việc, nhằm đáp ứng sản xuất giống đảm bảo quy trình và chất lượng. Phân công 01 kỹ sư lâm nghiệp phụ trách vườn ươm. Hàng năm, sản xuất bình quân 600 nghìn cây Keo lai và 100 nghìn cây Sao đen phục vụ chủ yếu cho nhu cầu trồng rừng của BQLRPH và cung cấp một số ít bán ra ngoài thị trường.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII về đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh giai đoạn 2020-2025, Chi ủy Ban Quản lý rừng phòng hộ đã có nghị quyết ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII về đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh. Trong đó, mục tiêu hướng đến trong phương án Quản lý rừng bền vững có giải pháp xây dựng Đề án Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 55 của Luật Lâm nghiệp và Điều 23 của Nghị định 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.
Đến nay, phương án quản lý rừng bền vững BQLRPH đơn vị tư vấn đang trình thẩm định, dự kiến UBND tỉnh phê duyệt trong quý 3 năm 2022. Đồng thời, Đề án Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ đang hoàn thiện đề cương và dự toán, dự kiến trình UBND tỉnh phê duyệt vào cuối năm 2022. Để đề án du lịch sinh thái nghỉ dưởng, giải trí trong rừng phòng hộ mang tính khả thi cao, BQLRPH đã khảo sát một số loài cây bản địa ở địa phương đã phát triển tốt và cho hoa đẹp nhằm mục tiêu khi trồng vừa đảm bảo chức năng phòng hộ vừa đáp ứng cảnh quan phục vụ du lịch sinh thái. Đồng thời, đáp ứng cho mục tiêu của Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh Chính phủ đã phê duyệt tại Đề án số 524/QĐ-TTg ngày 01/4/2021.
Trong năm 2021, BQLRPH Vĩnh Thạnh đã nhân giống thành công các loài cây gồm cây Vàng anh, Muồng hoa đào, Phượng vỹ, Muồng hoàng yến, Bằng lăng tím.
Tổng số lượng 37.300 cây (Vàng anh 13.500 cây, Muồng hoa đào 9.000 cây, Muồng hoàng yến 5.500 cây, Phượng vỹ 5.300 cây, bằng lăng tím 4.000 cây).
Những loài cây này phù hợp cho việc trồng cây phân tán, trồng cây bóng mát đường phố vừa đáp ứng cho mục tiêu bóng mát, vừa tạo cảnh quan đẹp khi đến mùa ra hoa.
Ngoài ra, đơn vị còn sản xuất các loại cây lâm nghiệp khác: Keo lai, Sao đen, Muồn đen, cây ăn quả các loại.

 
 
KHÁCH HÀNG CÓ NHU CẦU LIÊN HỆ MUA CÂY GIỐNG
Vườn ươm Ban Quản lý rừng phòng hộ Vĩnh Thạnh
Địa chỉ: Khu phố Định An, thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định
Điện thoại: 0987270979 (Trường) hoặc 0865969379 (Lài)
 
MỘT SỐ THÔNG TIN CÁC LOÀI CÂY TRỒNG ĐƯỜNG PHỐ
BQLRPH VĨNH THẠNH ĐANG CUNG CẤP KHÁCH HÀNG TẠI THỜI ĐIỂM NĂM 2022
 
1. Cây Vàng anh
Cây Vàng anh tên gọi khác là cây Mép mé, Trang nước,...
Tên khoa học Saraca dives. Thuộc họ Ðậu - Fabaceae
Đặc điểm của cây Vàng anh:
Vàng anh là cây thân gỗ, khi trưởng thành cây có thể cao tới 20m, có cây sinh trưởng tốt cao 25m, đường kính thân 25 – 30 cm. Tán của cây tròn, vỏ cây có màu nâu xám. Cành khi non có màu xanh, hóa già có màu nâu xẫm.
Lá vàng anh mọc dạng lá kép lông chim, có từ 5 – 6 lá chét, lá non thường bị rũ xuống, có màu tía, lá già thuôn dài, đầu lá nhọn, đuôi lá lại tù lệch cuống, lá chét có hệ gân lông chim.
Công dụng:
- Cây vàng anh công trình được sử dụng rộng rãi từ Bắc vào Nam. Thuộc cây thân gỗ, tán tròn và rộng nên được ưa chuộng trồng làm cây bóng mát cho các công trình đô thị. Hoa màu vàng đẹp quanh năm, nên được xếp vào top danh sách các cây xanh đô thị đẹp. Bởi mỗi khi bạn đi vào những công viên, đường phố bạn thường thấy xuất hiện bóng dáng của cây Vàng anh đẹp.
- Gỗ vàng anh được sử dụng để đóng đồ dùng
- Hoa đẹp có màu vàng tượng trưng cho đạo phật nên cây được trồng nhiều ở trong đình, chùa, đường phố, công viên…
- Vỏ cây được sử dụng để điều trị bệnh phong thấp. Ngoài ra, cây còn được dùng để làm rượu uống, làm thuốc điều kinh rất tốt.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vàng anh
Cây được trồng bằng phương pháp ươm cây con giống bằng hạt.
- Khi bắt đầu vào mùa quả chín, bạn tiến hành hái quả, sau đó ngâm cho hạt nảy mầm và đợi thời tiết phù hợp, mát mẻ mang ươm.
- Khi ươm cây giống xong bạn cần cung cấp đủ lượng nước tưới để giữ ẩm cho cây, đồng thời cung cấp lượng phân bón, ánh sáng phù hợp để cây con phát triển tốt.
- Phương pháp chăm sóc vàng anh cũng khá phức tạp nhất là ở giai đoạn ươm mầm và tạo ra những con giống khỏe mạnh, sức sống dẻo dai.
- Đề phòng những loại sâu bệnh hại cây như: Rệp, nấm, sâu đục thân… và có biện pháp phòng trừ kịp thời.
- Vàng anh là cây công trình có thân gỗ nhỡ nên lượng nước tưới không cần phải nhiều, chỉ cần tưới đều đặn mỗi tuần 3 – 4 lần vào mỗi buổi sáng khi mới trồng, nếu mùa mưa thì bạn không cần phải tưới nhiều cho cây, tránh bị ngập úng.
Cây vàng Anh là một loại cây quý hiếm, gắn liền với sự kiện Đức Phật và tên tuổi của vị hoàng đế Phật Tử vĩ đại có tên Asoka. Không chỉ vậy, cây còn có giá trị thẩm mỹ rất cao, được sử dụng nhiều trong y học, làm đẹp cảnh quan môi trường. Bởi vậy, cách để bảo vệ cây tốt nhất và mãi duy trì được loài cây đẹp này đó là trồng cây ở những khu đô thị, đường phố, những ngôi chùa, đình làng… đồng thời quảng bá và xây dựng ý nghĩa, tác dụng mà cây mang lại.
 
 
 
Cây Vàng anh mọc tự nhiên tại suối Tà Má xã Vĩnh Hiệp (Ảnh chụp năm 2021)
 
2. Cây Muồng Hoàng yến
Tên gọi khác: Bò cạp nước, Muồng hoàng yến vàng, Muồng hoàng hậu, Hoa lồng đèn, Bò cạp nước, Bò cạp vàng, hoa Muồng hoàng yến vàng, Mai dây,…
Tên khoa học: Cassia fistula. Họ thực vật: Phân họ Vang của họ Đậu (Fabaceae)
Phân bố: Ở nước ta, cây muồng hoàng yến mọc trong các rừng thưa ở các tỉnh Tây Nguyên như Bình Định, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk; và hiện nay được mang về trồng ở nhiều nơi đô thị như Nha Trang, Đà Lạt, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, …
Đặc điểm về hình thái
Thân: thuộc cây thân gỗ có kích thước trung bình, có độ cao dao động từ 10 đến 20m, cây lớn rất nhanh, đường kính của thân vào khoảng 30 đến 50 cm. Gỗ cây có giác lõi, cứng và khá nặng.
Hình dáng lá cây muồng hoàng yến
Lá: mọc kép lông chim một lần chẵn, mọc cách, có độ dài khoảng từ 15 đến 60 cm với 3 đến 8 cặp lá chét sớm rụng. Lá chét mọc đối, hình bầu dục rộng đến bầu dục dài, dài 7 đến 21 cm và chiều rộng tầm 4 đến 9cm, đầu nhọn, gốc hình nêm, rộng, nhẫn.
Cây có đường kính từ 4 đến 7cm, hoa có 5 cánh màu vàng tươi, hình bầu dục rộng, có móng ngắn; có 10 nhị, bao phấn phủ lông tơ ngắn. Bầu và vòi nhụy phủ lông tơ rất mượt.
Hoa Muồng hoàng yến có cụm lớn, nhiều hoa nhưng thưa, dạng cành hoa rủ xuống dài 20 đến 40 cm; cuống chung khá nhẵn, dài 15 đến 35 cm hoặc có thể hơn. Cánh hình bầu dục mặt ngoài phủ lông mượt.
Cây muồng hoàng yến nở hoa vào thời điểm tháng cuối tháng 4 đến tháng 7. Thời điểm mà cây nở hoa, các khuôn viên xung quanh trở nên rực rỡ và thu hút rất nhiều người đi tham quan ngắm nhìn.

 
Hoa Muồng Hoàng yến (Ảnh chụp tại vỉa hè trước Hạt Kiểm lâm Vĩnh Thạnh)
 
Quả giống quả đậu hình trụ, hơi có đốt, dài trong khoảng 20 đến 60 cm hoặc hơn, đường kính 15 đến 25 mm, quả mang nhiều hạt, hình trái xoan rộng, khi khô có vỏ cứng.
Một lưu ý quan trọng là cả hoa, lá, quả và hạt của cây muồng hoàng yến đều có chất độc, nếu ăn phải sẽ gây ngộ độc.
Đặc điểm sinh trưởng cây muồng hoàng yến
Cây muồng hoàng yến đặc điểm sinh trưởng nhanh. Thuộc loài cây trung tính, Được trồng ở nhiều điều kiện sống khác nhau.
Cây phát triển tốt ở khu vực có nhiều ánh nắng và thoát nước tốt, vùng đất tơi xốp, cây chịu được hạn và mặn, không thích hợp với điều kiện khí hậu khô cằn và giá lạnh. Cây được trồng bằng hạt.
Các loại cây giống muồng hoàng yến phổ biến ở Việt Nam
Giống của cây muồng hoàng yến được phân làm 2 loại là cây Muồng hoàng yến đỏ (cây Muồng hoàng yến đỏ) và Muồng hoàng yến vàng (cây Muồng hoàng yến vàng). Hiện nay thì Muồng hoàng yến vàng được miêu tả ở trên phổ biến nhiều hơn trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Ngày nay, mọi người đã bắt trồng loại cây này nhiều hơn so với trước kia. Khi đi các con đường trên miếng đất hình chữ S Việt Nam, chắc chắn rằng bạn sẽ bắt gặp được cây muồng hoàng yến vàng ít nhất một lần.
Công dụng của cây muồng hoàng yến
Cây muồng hoàng hậu được mọi người yêu thích và chọn mua nhiều trên thị trường hiện nay bởi vì chúng mang lại rất nhiều giá trị quý trong y học, cảnh quan và cũng góp phần gia tăng giá trị kinh tế cho đất nước.
Giá trị với ngành y học
Cây có nhiều công dụng trong y học nên thường được mọi người mệnh danh cho cái tên đặc biệt là “Tiêu diệt bệnh”.
 
Cây được dùng điều trị các chứng như sốt cao, viêm khớp, táo bón, các dạng xuất huyết hoặc chảy máu, rối loạn tim mạch, các bệnh thần kinh và chứng thừa axit trong dạ dày.
Tất cả bộ phận của loại cây này đều có tác dụng làm thuốc, tuy nhiên quả là thành phần chính của vị thuốc để chuyên trị các bệnh như Nhuận trường, cảm lạnh, hạ sốt, rối loạn đường ruột, say thuốc, bệnh ngoài da, chữa đau khớp.
Trị bệnh đường ruột: trẻ em bị đầy hơi, chướng bụng, dùng cơm của quả đắp lên rốn trẻ, có tác dụng cho bé dễ đi hơn. Bạn cũng có thể trộn cơm với một vài giọt dầu hạnh nhân và thoa lên bụng của trẻ để giúp dễ tiêu hóa.
Hạ sốt: Rễ được coi là một vị thuốc hạ sốt tốt. Lấy dịch chiết rồi cô đặc thành cao, uống trong ngày có thể hạ sốt nhanh chóng.
Trị cảm mạo: Rễ bọ cạp vàng được dùng để chữa cảm lạnh. Trường hợp chảy nước mũi nhiều thì đốt chân răng trước sau đó hút mũi bằng thuốc xông sẽ làm thông đường thở, sạch niêm mạc mũi.
Cây Muồng hoàng yến vàng hay được mọi người trang trí trước hiên nhà, cổng nhà, khu đô thị… để lọc bỏ những khí độc, bụi bẩn xung quanh. Điều này giúp không khí trong lành hơn, sức khỏe của mọi người cũng được cải thiện hơn.
Tuy nhiên, cần thận trọng lưu ý đó là chỉ các bác sĩ có chuyên môn mới cho thể sử dụng các bộ phận của cây để làm vị thuốc, bởi các bộ phận này đều có độc, người không có kiến thức khi dùng sẽ bị ngộ độc, nguy hiểm đến sức khỏe.
Giá trị cảnh quan
Cây Muồng hoàng yến là một trong những loại cây thân gỗ đẹp và có mùi thơm. Tán cây rộng, không quá cao, thường xanh, mọc nhanh nên thích hợp làm cây bóng mát cho vỉa hè, khu đô thị, công viên...
Cây muồng hoa hậu thường được trồng trước nhà, ở sân vườn của nhiều gia đình, làm cho khuôn viên xung quanh nhà trở nên rực rỡ, bắt mắt, thu hút mọi ánh nhìn.
Chuỗi hoa của loại cây này mọc thành chùm dài, tông màu vàng tươi, tôn thêm vẻ đẹp và giá trị thẩm mỹ cho cảnh quan xung quanh.
Giá trị kinh tế
Mỗi bộ phận của cây hoàng yến phục vụ một mục đích khác nhau nhưng đều mang lại giá trị kinh tế, điển hình nhất là phần thân và vỏ cây. Thứ hai, vỏ mọng nước của cây có sắc tố cao nên thường được dùng làm thuốc nhuộm màu đỏ.
Loại cây này có cốt gỗ chắc, chất lượng khá cao nên cây được trồng để lấy gỗ làm đồ gia dụng, nội thất, thủ công mỹ nghệ và cả xây dựng nhà cửa. Vì vậy, cây sắn dây có tác dụng mang lại giá trị kinh tế cao cho mọi người và cho đất nước.
Cây có giá trị cao trong y học, được dùng để tạo ra nhiều loại thuốc, vừa giúp chữa bệnh cho mọi người, vừa giúp tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống của các gia đình.
Ý nghĩa của cây muồng hoàng yến
Cây hoàng yến (Muồng hoàng yến) mang ý nghĩa thể hiện tình yêu thương, sự đoàn kết và đặc biệt là tinh thần của Phật giáo. Ở bang Kerala, Ấn Độ, hoa còn được coi là biểu tượng đặc trưng với tên gọi là Kanikkonna.
Ngoài ra, ở Thái Lan loài hoa này còn được coi là quốc hoa, đại diện cho sự quyền quý, sang trọng của giới quý tộc.
Muồng hoàng hậu trong phong thủy còn được coi là biểu tượng của sự may mắn và giàu có. Màu vàng biểu tượng cho những màu của kim loại quý như vàng và đồng, và là màu của mùa thu hoạch lúa chín. Vì vậy, cây mang đến ý nghĩa của sự bình an và thịnh vượng, tốt lành.
Đồng thời, loại cây này còn biểu tượng cho những hy vọng, ước mơ, khát khao về một tương lai tốt đẹp, tươi sáng, hạnh phúc hơn cho tất cả mọi người. Với ý nghĩa to lớn đặc biệt ấy, mà mọi người dường như rất quý và coi trọng loại cây này.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây muồng hoàng yến
Để trồng được loại cây này thành công và có sức sinh trưởng phát triển tốt, mọi người có thể tham khảo những kỹ thuật trồng cây muồng hoàng yến dưới đây:
Kỹ thuật trồng
- Đào hố: 60x60x60 cm, bố trí hình nanh sấu giữa các hàng. Cuốc hố trước khi trồng 1 tháng.
- Lấp hố bằng lớp đất mặt xung quanh hố, trộn thêm khoảng 10g Supe lân.
Nếu trồng làm cây cảnh hoặc trong các vườn sưu tập cần bón thêm phân chuồng hoai
1kg/1 hố, vun đất heo hình mui rùa.
- Trồng cây: Dùng cuốc bới bổ giữa hố sâu bằng chiều cao của bầu. Bóc bầu, đặt
cây sao cho cổ rễ ngang mặt hố, rồi vun đất xung quanh cho kín, ấn chặt.
Kỹ thuật chăm sóc
- Chăm sóc 3-4 năm đầu, mỗi năm 2 lần vào tháng 4-5 và tháng 9-10.
Hai năm đầu cây sinh trưởng chậm, mỗi năm chỉ cao được 40- 50 cm, hoặc
hơn, tùy thuộc vào điều kiện môi trường. Do đó phải tiến hành phát dọn những cây
xâm chiếm và chèn ép, cây bụi che bóng và cỏ dại.
- Từ năm thứ 3- 4 trở đi cây sinh trưởng nhanh hơn, chiều cao trung bình có thể
đạt hơn 1m- 1,5m.
- Biện pháp chăm sóc: Phát dọn dây leo, cỏ dại, cây bụi. Xới đất xung quanh gốc, đường kính rộng 60-80 cm, sâu 3-4 cm, vun gốc kết hợp bón thúc từ 0,1-0,3 kg phân NPK/cây vào lần chăm sóc đầu. Khi chăm sóc cần kết hợp với trồng dặm để đảm bảo tỷ lệ thành rừng. Kết hợp công tác phòng chống cháy rừng, bảo vệ rừng không để người và gia súc phá hại. Nếu trồng làm cảnh thì cần chú ý tỉa cành, chăm sóc tán để tạo dáng đẹp.
 
3. Cây Bằng lăng tím
Tên gọi khác lá bằng lăng nước, bằng lăng ổi.
Tên khoa học là Lagerstroemia speciosa thuộc họ Tử vi – ythraceae.
Mọc phổ biển ở Việt Nam, là loại thân gỗ, có hoa màu tím, đẹp nên thường được trồng làm cảnh quan đô thị, sân trường.

Đặc điểm về hình thái
Là loại cây gỗ lớn cao trung bình từ 10 - 20 m, thân gỗ có đường kính từ 20 - 35cm, thẳng  và  nhẵn. Phân cành nhiều, cao, tán dày, mảnh khảnh có lông nhung ở gần ngọn. Lá đơn rìa nguyên mọc  đối có màu xanh lục, hình bầu dục hoặc elip hoặc oval, thuôn dài và hẹp dần, có chiều dài từ 9 – 15 cm, rộng từ 4 – 8 cm, cứng, không có lông, thường rụng theo mùa.
Hoa bằng lăng có màu tím hồng mọc thành chùm đứng ở ngọn, nhánh có lông, nụ có màu hồng đỏ; mỗi hoa có 6 cánh, mỗi cánh dài khoảng 2 – 3 cm, tiểu nhụy nhiều, thường nở vào giữa mùa hè (tháng 6) hằng năm.
Quả nan tròn dài hình quả trứng, lúc tươi có màu tím nhạt xanh lục, mềm, mang lá đài xòe ra, nở thành 6 cánh, có đường kính khoảng 1- 2cm, khô trên cây.
Tốc độ sinh trưởng của cây ở mức trung bình, phân bố tốt ở miền nam Việt Nam, những vùng có lượng mưa từ 1000 – 2000mm, mọc dựa theo bờ sông và nơi ẩm ướt. Phù hợp với cây ưa sáng, đất trồng phải có chất mùn, thoát nước tốt, tầng mặt đất tơi xốp, đất có độ PH thấp nên sử dụng vôi để bón thêm.
Công dụng:
Cho bóng mát nên được sử dụng tạo cảnh quang cho đô thị, gỗ có màu nâu vàng dùng đóng mộc hoặc đóng làm thuyền. Ngoài ra, vỏ và lá còn làm thuốc chữa  bệnh tiêu chảy, hoa có thêm đặc tính lợi tiểu cho người bị bệnh vàng quang.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc
Ươm trồng cây giống bằng cách sử dụng hạt giống. Để chọn được hạt giống tốt cần chọn cây bố mẹ là cây khỏe, không có mầm mống sâu bệnh, sức đề kháng  tốt, tán cây rộng, đều, dáng đẹp, có độ tuổi từ 10 – 20 năm. Chọn hạt chín (quả bắt đầu nứt và hạt tung ra ngoài) sau đó phân loại, đem ủ nhưng quả chưa đủ độ chín.
Khi quả chín đều hết thì đem phơi khô để tách hạt và chọn hạt tốt. Trước khi gieo hạt cần xử lý hạt trong nước ấm, rồi để nguội nước trong vòng 10 – 12 tiếng. Loại bỏ nhưng hạt lép, đem ủ những hạt chắc trong túi vải, khi hạt đã nứt nanh thì đem gieo vào khay hoặc bầu đất , lớp phủ mặt che hạt dày 1cm, ủ rơm và làm giàn che cho cây con.
Thời gian thích hợp nhất để ươm giống là vào tháng 2 – 3 dương lịch, tùy theo điều kiện tại chỗ hay hạt giống mà tiền hành gieo các tháng trong năm. Cây giống tốt là cây con khỏe, không bị bệnh, cong keo, chiều cao tối thiểu trung bình là 45cm.
Chú ý chăm sóc cây con trong 2 – 3 năm đầu, mỗi năm làm sạch cỏ xung quanh gốc cây từ 2 – 3 lần, xới tơi đất, vun gốc. Kết hợp bón phân thúc cho cây bằng phân chuồng hoặc phân NPK với lượng vừa đủ mỗi năm 1 lần. Quan sát bắt sâu, đặc biệt là sâu độc thân cho cây, để cây phát triển tốt nhất.
 
4. Cây Phượng Vỹ
Tên gọi khác là cây phượng vĩ cây còn có tên gọi là cây phượng vỹ, phượng hồng, xoan tây, cây điệp tây, cây kim hoàng.
Tên khoa học là Delonix regia.
Cây phượng có nguồn gốc từ những nơi có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, được tìm thấy đầu tiên ở miền tây Madagascar. Khi được trồng ở Việt Nam rất phù hợp với khí hậu nước ta cho cây phát triển xanh tốt.

Đặc điểm về hình thái
Thân cây: Thuộc cây thân gỗ lớn, sống lâu năm, cây cao lên đến 20 m, thân cây hoa phượng vĩ phân thành nhiều nhánh lớn rất thích hợp làm cây bóng mát.
Lá: Lá thuộc dạng lá kép lông chim, dài đến 45cm, lá cây phượng mọc rậm rạp phân bổ khắp cây tạo bóng mát tốt.
Hoa: Có hoa màu đỏ, màu tím hoặc màu vàng nở rực rỡ vào ngày hè, hoa cánh to và đẹp, mọc thành từng chùm tập trung ở ngọn, hoa có mùi thơm nhẹ và rất đẹp.
Rễ: Với bộ rễ chùm ăn sâu xuống lòng đất, giúp cây dễ dàng hấp thụ nước dưới lòng đất giúp cây chịu khô hạn bởi thời tiết nắng nóng. Rễ cây phượng còn có thể chịu được vùng đất mặn điều này làm cho cây lại càng được ưa chuộng nhiều hơn.
Quả: Với hình dáng quả dài như quả đậu dài tới 60cm, rộng khoảng 5cm bên trong là những hạt nhỏ tròn bằng hạt đậu đỗ, cây sử dụng hạt để ươm giống thành cây con.
Ý nghĩa của cây hoa phượng
Cây phượng vĩ tượng trưng cho tuổi học trò, gắn liền với nhiều kỷ niệm buồn vui. Mỗi khi hoa phượng nở báo hiệu một mùa hè lại đến, là lúc kết thúc một năm học mới, ngày tổng kết cũng là ngày hoa phượng nở đỏ rực cùng với tiếng ve kêu mùa hè. Học sinh đua nhau nhặt những cánh hoa xếp hình cánh bướm ép khô làm món quà tặng trong ngày chi tay kết thức một năm học.
Hoa phượng vĩ trong từ điển hán việt có nghĩa là đuôi con chim phượng vì lá cây phượng có hình dạng giống với đuôi con chim phượng. Cây hoa nở mang ý nghĩa có tin vui, báo hiệu một mùa bội thu và bình an.
Một trong những màu sắc hoa phượng được chọn trồng nhiều nhất là màu đỏ, cây phượng hoa vàng, cây phượng tím. Ngoài ra cây phượng bonsai cũng được rất nhiều người hội bonsai săn lung tìm kiếp mua trưng bày trong không gian gia đình nhằm đem lại phong thuỷ tốt.
Công dụng cây phượng vĩ
Cải thiện ô nhiễm không khí: Cây hấp thụ khói bụi, khí CO2, cung cấp một lượng lớn khí Oxi làm cho môi trường thông thoáng bớt ô nhiễm hơn. Là sự lựa chọn tuyệt vời thích hợp trồng trong khu công nghiệp, công viên, trường học, đường bộ…
Cây cảnh tạo bóng mát: Cây hoa phượng vĩ có tán lá lớn, tạo bóng mát giảm nóng bứt bởi nắng gắt ngày hè.
Đem lại giá trị thẩm mỹ cho không gian: Cây có hoa đẹp, màu sắc hoa đều rực rỡ làm không gian trở nên thơ mộng và sinh động hơn.
Cách chăm sóc cây phượng vĩ
Cây phượng vĩ có tốc độ sinh trưởng nhanh, cây chịu hạn rất tốt, dễ thích nghi với mọi khí hậu. Cây dễ trồng và chăm sóc, bạn chỉ cần lưu ý những điều sau có thể trồng cây ra hoa đẹp.
Đất trồng: Cây thích hợp với mọi loại đất, khi trồng bạn nên bổ sung phân hữu cơ hố trồng cây, giúp cây nhanh ra rễ và sinh trưởng tốt.
Chống cây: Chống cây sau trồng là bước cần thực hiện ngay, nhằm giúp cây không đỗ ngã, rễ không bị rung lắc nhằm giúp rễ bén đất nhanh hơn. Một thời gian sau trồng từ 3-4 tháng cây đã ổn định thì có thể tháo cọc chóng.
Nước tưới: Gia đoạn mới trồng bạn nên tưới nước thường xuyên, ít nhất 1 lần/ngày với thời tiết nắng nóng. Khi cây phát triển tốt thì có thể giảm lượng nước tưới.
Phân bón: Phân bón cần thiết cho cây trong thời gian chuẩn bị ra hoa, bổ sung phân NPK 16-16-8, 2 lần/90 ngày. Đào rãnh quanh gốc bón xa gốc 15-20cm, tưới đẫm nước để đảm bảo cây hấp thụ tốt.
Vào mùa đông cây phượng thường rụng lá và ngủ đông nên bạn không cần phải bón phân trong giai đoạn này.
Phòng trừ sâu bệnh: Cây thường bị sâu ăn lá, thời gian cây chuẩn bị ra lá non bạn nên thường xuyên kiểm tra, phun thuốc trừ sâu bệnh nếu phát hiện.
 
5. Muồng Hoa đào
Tên gọi khác: Cây bò cạp hồng. Tên khoa học: Cassia javanica
Họ:  Đậu - Fabaceae
Đặc điểm hình thái
Muồng hoa đào là loại cây thân gỗ, phần vỏ thân có màu xám nâu, phân cành nhánh nhiều, các cành non có lông, thân cây chắc và không nứt, có nhiều lỗ bị, thịt vỏ dày từ 6 – 8mm. Các hình thái khác có đặc điểm như sau:
Những cây muồng hoa đào trưởng thành sẽ có chiều cao trung bình từ 10 – 20m.
Lá cây muồng có hình bầu dục, hơi tù ở phần đỉnh và thuộc dạng lá kép lông chim chẵn. Bề mặt rất nhẵn, bóng và tươi, có màu xanh non, cuống lá dài khoảng 10 – 15cm.
Hoa muồng có đặc điểm là thường mọc thành từng cụm ở đầu cành, cụm hoa lớn, có nhiều hoa và thường dài khoảng 15cm. Cánh hoa muồng cũng rất mềm và mịn, có màu hồng phớt, nhị hoa có màu vàng.


Quả muồng có hình dạng giống với quả đậu với chiều dài từ 10 – 20cm, có nhiều hạt và thịt quả có mùi hôi nhẹ.
Đặc tính sinh thái
Cây muồng hoa đào có đặc điểm sinh thái gần như cây muồng anh đào. Tốc độ sinh trưởng nhanh, ít sâu bệnh, dễ chăm sóc và nhanh thích nghi với điều kiện thời tiết.
Đây cũng là loài cây ưa sáng, chịu trồng ở những nơi đất sâu, dày và ẩm. Do vậy mà có thể thấy chúng thường mọc tự nhiên ở những khu vực ven bìa rừng, ven suối hay dưới chân núi
Cây muồng hoa đào và những lợi ích trong cuộc sống
Nhờ những ưu điểm cùng các đặc tính vượt trội của mình, ngày nay muồng hoa đào được trồng phổ biến bởi những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại.
Tạo cảnh quan ấn tượng tô điểm cho công trình
Nhờ sở hữu những chùm hoa rực rỡ với màu sắc nổi bật nên cây được trồng nhiều ở các vỉa hè, đường phố, công viên, khuôn viên các trường học, công sở, các khu du lịch, nghỉ dưỡng… nhằm mục đích tôn tạo cảnh quan đô thị.
Ngoài ra, với đặc tính sinh trưởng nhanh cùng khả năng chống chịu tốt, rễ cây ngang và bám chắc, cành nhánh mềm mại, ít bị gãy đổ khi có mưa bão. Do đó mà tiết kiệm được rất nhiều công sức chăm sóc.
Thanh lọc không khí
Một lợi ích nữa của cây muồng hoa đào đó là giúp thanh lọc không khí, mang lại không gian sống rực rỡ, vui tươi và nhiều màu sắc. Rất thích hợp để trồng trang trí, tô điểm thêm màu sắc cho không gian sống.
Trồng lấy gỗ làm đồ nội thất
Mặc dù gỗ muồng không có khả năng chịu mối mọt tốt nhưng lại có màu vàng tươi rất đẹp, thân cây chắc và ít bị nứt nên ngày nay nó còn được trồng với mục đích làm cây lâm nghiệp lấy gỗ làm nội thất như: Bàn, ghế, tủ, kệ sách,….
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây muồng hoa đào
Để cây muồng hoa đào sinh trưởng và phát triển tốt, bạn có thể thực hiện theo kỹ thuật trồng và chăm sóc cây như sau:
Kỹ thuật trồng cây muồng hoa đào
Kỹ thuật trồng cây muồng hoa đào khá đơn giản, chỉ cần nắm rõ quy trình 4 bước dưới đây là bạn có thể tự mình tiến hành trồng tại nhà:
Bước 1: Đào hố với kích thước khoảng 40 x 40 x 40 cm, lưu ý phải cân đối khoảng cách giữa các hố, không nên trồng quá gần hoặc quá xa nhau.
Bước 2: Mỗi hố tiến hành bón lót từ 1,0 – 1,5 kg phân hữu cơ sinh học hoặc từ 100 – 150 gram phân NPK, sau đó phủ một lớp đất mịn dày từ 2 – 3 cm để giữ cho phân không bị trôi đi.
Bước 3: Đặt cây vào giữa hố, cố định cho thân cây thẳng đứng sau đó dùng tay vun lớp đất mịn vào xung quanh gốc cây, vừa vun vừa nén chặt gốc, lấp đất cao hơn cổ rễ từ 2 – 3 cm.
Bước 4: Tiến hành tưới đẫm gốc cây sau khi trồng để giữ ẩm cho rễ cây.
Kỹ thuật chăm sóc muồng hoa đào đúng cách
Đặc điểm cây muồng hoa đào là ưa sáng, mọc nhanh, chịu đất sâu, dày và ẩm nên bạn cần căn cứ vào đó để có chế độ chăm sóc thích hợp nhất, cho cây có môi trường sống thuận lợi nhất để sinh trưởng và phát triển.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý rằng sau khi trồng cây con từ 7 – 10 ngày thì phải trồng dặm bổ sung vào những vị trí có cây con chết.
Cây con mới trồng cần được tưới nước hằng ngày, đến khi cây phát triển ổn định thì có thể tưới 2 lần 1 tuần.
Trong 3 năm đầu tiên, phải tiến hành làm cỏ định kỳ cho cây 6 tháng 1 lần và bón phân, vun gốc một lần, mỗi lần khoảng 150 – 200 gram NPK.
 
Scroll To Top